5 quy tắc thiết kế cầu thang hợp lý cho nhà có ba thế hệ.

Trong quá trình thiết kế cầu thang, việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, khi xem xét đến người lớn tuổi và trẻ nhỏ, cần phải có những yếu tố đặc biệt để đảm bảo họ có thể sử dụng cầu thang một cách dễ dàng và an toàn nhất. Trong bài viết này, Thịnh phát đề xuất những nguyên tắc thiết kế cầu thang phù hợp cho nhà có người cao tuổi và trẻ em.

Theo định nghĩa, Cầu thang là một bộ phận trong các công trình kiến trúc có tác dụng chia một khoảng cách lớn nằm xiên thành nhiều khoảng cách nhỏ nằm xiên (bậc thang). Cầu thang có công dụng chủ yếu là đưa người và các vật thể lên các độ cao khác nhau.

Cầu Thang đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết luồng giao thông trong kiến trúc nhà ở. Nếu việc bố trí cầu thang không hợp lý sẽ khiến cho việc di chuyển trở lên khó khăn, chồng chéo và bất hợp lý.

Nếu trong gia đình của bạn có ba thế hệ cùng sống chung, hãy tuân theo năm nguyên tắc quan trọng này khi thiết kế cầu thang.

1. Tay vịn cầu thang

Việc lắp đặt tay nắm hai bên cầu thang rất quan trọng để người già, giúp giữ thăng bằng và tránh nguy cơ bị ngã khi di chuyển.

Để an toàn, chiều cao của tay vịn cầu thang nên được thiết kế sao cho phù hợp với cả người già và trẻ em. Thông thường, chiều cao tay vịn cầu thang được đề xuất là khoảng 90-110cm để phù hợp với đa số người sử dụng.

2. Độ dốc cầu thang

Việc thiết kế độ dốc tối ưu cho cầu thang, phù hợp với người lớn tuổi và trẻ em là vô cùng quan trọng. Nhằm để đảm bảo họ có thể di chuyển một cách an toàn và thuận tiện. Độ dốc quá cao có thể gây khó khăn cho việc đi lên và đi xuống. Đặc biệt là đối với những người già có vấn đề về sức khỏe hoặc thiếu sự ổn định khi di chuyển. Hoặc với những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khả năng đi lại của chúng chưa chắc chắn và có thể gây nguy hiểm nếu không có sự chú ý đến thiết kế cầu thang.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn trong thiết kế cầu thang sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ tai nạn khi sử dụng cầu thang trong gia đình hoặc các công trình công cộng.

Với các kiến trúc nhà ở dân dụng thì độ dốc cầu thang sẽ rơi vào khoảng 33- 36 độ. Vì nó không quá dốc để họ leo lên mà cũng không quá thoải mái khi điều chỉnh bước chân. Độ dốc này giúp giảm nguy cơ té ngã và mệt mỏi khi sử dụng cầu thang hàng ngày.

Và đối với trẻ em, độ dốc của cầu thang thường cần được thiết kế dưới 30 độ để đảm bảo tính an toàn.

3. Độ rộng bậc thang

Kích thước của bậc thang không chỉ ảnh hưởng đến việc di chuyển mà còn đến sự an toàn khi sử dụng. Nếu bậc thang quá nhỏ, người cao tuổi sẽ gặp khó khăn trong việc bước lên và bước xuống. Từ đó, có thể dẫn đến nguy cơ té ngã và chấn thương. Trong khi đó, với trẻ em, bậc thang quá rộng có thể làm cho việc đi lại trở nên không an toàn và khó khăn.

Một bậc thang có độ rộng từ 25 đến 30 cm là phù hợp. Khoảng cách này không quá rộng để gây khó khăn cho việc bước lên hoặc bước xuống, nhưng cũng không quá nhỏ để tạo cảm giác chật chội hay không thoải mái.

4. Chiều cao bậc thang

Chiều cao của từng bậc thang cần được xác định sao cho phù hợp với mọi người sử dụng, bao gồm cả người già và trẻ em. Điều này giúp đảm bảo tính an toàn và tiện lợi khi di chuyển lên xuống cầu thang. Việc thiết kế chiều cao phù hợp không chỉ giúp người cao hoặc người thấp thoải mái khi sử dụng, mà còn giảm nguy cơ té ngã và tai nạn khi đi lại trên cầu thang.

Theo tính toán, chiều cao lý tưởng cho một bậc cầu thang là tư 15 đến 18 cm. Không nên làm cao hơn con số 18 cm vì tạo độ dốc lớn, nguy hiểm đối với nhóm người già, trẻ nhỏ. 

5. Vật liệu cầu thang

Vật liệu cần được chọn cẩn thận để đảm bảo tính chắc chắn, độ bền và khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra, tính thẩm mỹ cũng là yếu tố quan trọng khi chọn vật liệu cho cầu thang. Vì nó không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian mà còn tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.

Gỗ: Gỗ là một lựa chọn phổ biến cho cầu thang vì vẻ đẹp tự nhiên và tính linh hoạt. Gỗ tạo cảm giác ấm áp và không trơn trượt, tạo cảm giác thoải mái khi đi lại. Khi chọn gỗ để làm sàn, bạn cần chú ý đến độ cứng và độ bền của loại gỗ đó. Gỗ cần có độ cứng cao để chịu được áp lực từ việc đi lại hàng ngày mà không bị cong vênh hay hỏng hóc.

Kim loại: Các loại kim loại như thép không gỉ hoặc nhôm thường được lựa chọn để sử dụng cho việc xây dựng cầu thang vì tính bền vững và khả năng dễ bảo trì của chúng. Việc sử dụng kim loại cho cầu thang cũng giúp dễ dàng vệ sinh hơn so với các vật liệu khác. Ngoài ra, kim loại có thể được thiết kế để không trơn trượt, tăng thêm tính an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, với khả năng chịu lực tốt, cầu thang kim loại có thể đáp ứng được yêu cầu về trọng lượng và số người sử dụng.

Đá hoa cương hoặc gạch lát: Đá hoa cương và gạch lát mang lại sự linh hoạt trong thiết kế. Từ các mẫu mã, màu sắc cho đến kích thước khác nhau. Đồng thời, chúng cũng phản chiếu ánh sáng tốt, tạo cảm giác rộng rãi và thoáng đãng cho không gian xung quanh.

Tổng kết,

Với ngôi nhà ba thế hệ, việc thiết kế cầu thang là một quá trình quan trọng và phức tạp. Để đảm bảo rằng cầu thang không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng ngày mà còn phải an toàn, và thẩm mỹ.

Thịnh phát với danh tiếng là đơn vị tư vấn và thi công chất lượng, đáng tin cậy. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành, cùng việc tập trung vào việc lắng nghe và hiểu rõ khách hàng, Thịnh phát có thể đưa ra những giải pháp thiết kế tối ưu nhất, đáp ứng đúng những yêu cầu cụ thể của từng dự án.

Với cam kết về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng, Thịnh Phát không ngừng phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy và lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và thi công xây dựng tại Việt Nam.